Helliu mn mình tên Híu.
Trước đây mình cứ nghĩ viết content cũng đơn giản thôi, có chủ đề rồi, dựa trên trải nghiệm cá nhân của mình mà viết.
Mình từng nghĩ “Trải nghiệm cá nhân 20 năm trời không lẽ không đủ”.
Nhưng mà không đủ thiệt :).
Bài này Híu viết gì?
Câu chuyện vui về việc mình và chị cùng team bị bí content
Sự thật là sau 4 bài đăng theo kiểu rút hết ruột gan ra để viết thì mình (và một chị cùng team mình) đã cạn hết các ý tưởng. Hai chị em mình gọi nhau cầu cứu:
- Chị A: Híu ơi chị đang không biết viết gì nữa, chị cạn kiệt ý tưởng rồi, sợ viết những bài sau trùng lặp những gì mình viết trước đó. Chị stress quá.
- Híu: Ủa huhu thật hả chị, chị thử dựa trên file “gợi ý tìm ý tưởng viết content” này chưa.
- Chị A: Chị làm nát cái file đó rồi, giờ không moi ra đc cái gì nữa hết.
- Híu: ùi có khi vài hôm nữa em cũng như chị thì sao ta chắc tèo quá…
(1 ngày sau.)
- Híu: chị A ơi cứu, bữa chị nói chị bị bí ý tưởng content đúng không. giờ tới em. :))
Mình đã chính thức lâm vào tình trạng tắc nghẽn content.
Đây hẳn là tình trạng chung của những bạn viết content: BÍ Ý TƯỞNG.
Lúc còn là tấm chiếu mới thì háo hức lắm vì nghĩ rằng “một bụng ý tưởng đây, cạn gì được”. Nhưng vừa được vài bài là thấy kẹt cứng ngắt rồi.
Cách mình làm giàu trải nghiệm của bản thân để thoát khỏi tình trạnh tắc nghẽn content
Để khắc phục tình trạng “tắc nghẽn” này, mình phải đi LÀM GIÀU TRẢI NGHIỆM của mình:
- Mình tập quan sát từ những điều nhỏ nhặt xung quanh và rút ra bài học. Ví dụ gần đây mình học cách chị lead sale team của mình lắng nghe các bạn fan và chia sẻ những content “gãi đúng chỗ ngứa” cho các bạn ấy. Và vậy là mình lại học được một cách để làm giàu ý tưởng cho mình.
- Mình tập trung đọc, nghe những nguồn kiến thức bổ ích như từ youtuber, blogger xịn xò của mảng mình và tổng hợp nó vào một kho ý tưởng. Đây là là một cách để mình đi thu lượm ý tưởng.
- Mình tham gia các buổi livestream, webinar của những chuyên gia chia sẻ kiến thức mà mình quan tâm và lại tổng hợp nó vào cùng file ý tưởng mình nói ở trên. Rồi lại có ý tưởng viết bài.
- Mình chủ động nhấn nút “follow” những anh chị giỏi từ trong nước đến nước ngoài. Để lúc nào feed mới cũng là những kiến thức hay ho, hay đơn giản là những góc nhìn sâu đíp của họ.
Cứ như vậy, mình luyện tập ghi chép, tổng hợp lại những câu nói “đắt giá” từ những chuyên gia, những người hiểu biết rộng chia sẻ, rồi thêm thắt vào những suy nghĩ và bài học mà mình rút ra.
Hay mình lắng nghe một bé sinh viên năm nhất lo lắng về cách kiếm việc online, hôm sau mình có ý tưởng viết ra một bài chỉ cách kiếm việc online theo hiểu biết của mình.
Những việc này sẽ giúp mình xây được một cái kho to bự chứa những nguồn ý tưởng.
Với mình thì đây là một cách tự học. Mình dần học được rằng mình càng ép bản thân vào “khuôn khổ” (không mấy gì khổ lắm) là phải học, phải làm mới con người, làm mới tư duy, kiến thức. Thì trải nghiệm cứ theo đó mà ngày càng giàu lên.
Kỹ thuật viết FBR
Với tinh thần chủ động đi học thêm từ những nguồn ngoài đó, mình vừa mới học được một kĩ thuật viết bài khá đơn giản nhưng thực sự hay ho mà mình muốn chia sẻ:
Đó là viết theo phương pháp FBR. (Fast Bad Wrong)
Cái khúc này ai tinh ý sẽ thắc mắc tại sao R lại stand for Wrong. Thì theo như mình đọc dưới phần thắc mắc dưới comment và biết là do W là âm câm không đọc lên nên từ viết tắt sẽ là R – khúc này mình kiểu: “hm good to know”.
Quay về nguyên tắc này. Cách làm đơn giản là lúc viết bạn cho phép bản thân viết nhanh cũng được, viết ẩu cũng được, sai chính tả cũng được, dùng từ củ chuối cũng được, chèn một cái dẫn chứng nhảm nhí cũng được luôn. Tất cả những cái “tệ” này lại cho phép mình phiêu theo cái mạch ý tưởng đang chảy trong đầu.
Vậy cho nên khi chuẩn bị viết một bài content hay script cho video, mình hay tự nhủ bản thân rằng “ok giờ mình viết FBR”. Kiểu cứ sai đi vì đời cho phép.
Bạn cũng vậy nhé, hãy viết mọi thứ mình nghĩ ra trong đầu, nắm bắt những ý tưởng đó. Bạn đừng quan tâm là nó có tốt hay không. Viết đi đã. Bản nháp đã hoàn thiện rồi thì mới có cái để mình chỉnh sửa, cải tiến hay nâng cấp chứ.
Đây cũng là cách để viết luận trên đại học mà mình được thầy mình chỉ. Thầy bảo viết bản nháp thì cứ thật thoải mái mà viết thôi. Nhưng sở dĩ deadline viết luận thường cho cả tháng để làm là dành cho những lần review và chỉnh lại sau cái bản nháp ấy.
Bạn viết xong bản nháp và để đó, ngủ một giấc, sau vài ngày lại mở ra và đọc lại, sửa đây chút, kia chút.
Việc mình đọc lại bản nháp của mình với một cái đầu hoàn toàn “fresh” thì mình sẽ nghiệm ra các lỗi hơn: chỗ này chưa ổn chưa thuyết phục, chỗ kia có cái lỗi chính tả chần dần đó mà không phát hiện.
Sau vài lần như vậy bài luận sẽ hoàn thiện hơn, cải tiến hơn rất nhiều so với bản nháp hay những bài làm vội trong 1 tuần trước deadline.
Cá nhân mình cũng thấy phương pháp này rất hay. Vì mình hay stress mỗi khi viết một bài gì đó mà mãi chưa xong. Cứ thấy ủa sao viết cả buổi rồi mà chưa đến mục kết luận.
Nhưng sự thật là mình hoàn toàn có thể hoàn thành bài viết bằng cách viết FBR, viết nháp và chấp nhận nó “gớm”. Nhưng ít ra là xong, khi viết xong rồi thì cảm giác cũng thoải mái hơn, rằng mình đã có một bài viết đầy đủ các phần rồi. Còn giờ đi chỉnh sao cho nó hay hơn thôi.
Ai theo chủ nghĩa hoàn hảo thì thử cách này nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc bài của mình. Mong là bạn học được một chút gì đó nhé.
Lại credit cho bạn Isa vẽ tấm hình cute màu nâu hehe.