4 điều sinh viên cần biết khi đứng trước việc chọn ngành và nỗi sợ chọn sai ngành

Hé nhô bạn. Có phải bạn đang quan tâm đến cách chọn ngành?

Mình nghĩ có thể thời điểm mình đăng bài post này cũng đã có nhiều bạn:

  • Xong xuôi với việc học ngành gì, trường gì rồi. Nhưng bạn cũng có thể tham khảo thử góc nhìn của mình về câu chuyện chọn ngành.
  • Hoặc đối với những bạn đang băn khoăn về việc liệu rằng ngành mình chọn đã ổn, đã đúng chưa?
  • Hay một số em học sinh cấp 3 có dự định chọn ngành sớm để lên kế hoạch ôn luyện.

Nếu bạn là một trong những trường hợp trên thì hãy tham khảo thử bài viết này nhé. Mình nghĩ là sẽ có những insight thú vị đấy 😊.

Bài này Híu viết gì?

  1. 2 điều cần HIỂU khi chọn ngành
  2. Tips khi phải đưa ra quyết định GẤP
  3. Lỡ chọn sai ngành thì phải làm sao?
  4. Làm giàu trải nghiệm và định hướng bản thân dù đã vào đại học

1. 2 điều cần HIỂU về cách chọn ngành

Ở phần này thì mình cảm thấy chị Moe Đi Đâu nói rất rõ ràng và chuẩn xác rùi nên mình chị thuật lại ý của chị í thui nhé. Bạn có thể xem bản gốc ở đây nhé.

Điều thứ 1: Hiểu bản thân mình THÍCH gì và GIỎI gì:

1. Hiểu bản thân

Mình biết bạn nghe khuyên điều này suốt. Nhưng mà nó thực sự quan trọng đấy.

Và mình cũng hiểu bạn sẽ không thể ngay lập tức xác định bản thân thích và giỏi gì.

Mình gợi ý bạn:

  • lấy giấy bút ra viết xuống.
  • đi hỏi những người xung quanh nhận xét gì về bạn.
  • xem bản thân đã có những thành tích, bằng khen gì.
  • test trắc nghiệm tính cách trên 16personalities.

Mình biết là sau khi làm theo gợi ý của mình rồi thì bạn vẫn sẽ mung lung thui hic.

Nhưng hãy không ngừng tự hỏi bản thân nhé.


2. Vì sao nên ưu tiên GIỎI hơn THÍCH

Mình có một lời khuyên cá nhân thôi. Đó là hãy ưu tiên cái bạn giỏi hơn cái bạn thích.

Vì thích hay không nó cũng nhất thời thôi. Còn đối với những điều bạn giỏi. Nếu bạn để ý, bạn sẽ thầy mình không cần bỏ quá nhiều năng lượng vào. Ý mình là bạn có thể làm cả ngày mà vẫn dư năng lượng để làm những hoạt động khác. Thì đáng chọn.

Lý do là vì:

Khi chọn ngành bạn giỏi, bạn sẽ có nhiều cơ hội thể hiện cái bạn giỏi ra ngoài. Bạn bè thầy cô sẽ công nhận hơn. Những lời khen ấy cho bạn động lực và sự tự tin. Bạn sẽ luôn muốn nâng cấp hơn nữa. Và đến một lúc nào đó, tự dưng nó cũng sẽ trở thành thứ bạn thích.

Ví dụ như bản thân mình trước đây có thể ngồi làm slide powerpoint 2 tiếng đồng hồ liền mà không thấy mệt hay chán. Hay dạo gần đây mình tập chỉnh ảnh lightroom, và bị ghiền. Ghiền xong mình cứ ngồi chỉnh hết tấm ảnh này tới tấm ảnh khác. Hết nguyên buổi chiều vẫn không hề hấn gì. Hú hồn chim én lun.

Chưa nói đến có ai công nhận hay gì cả. Nhưng trước mắt mình thấy mình tạo ra được một thứ gì đó hay ho nhưng mà không tốn quá nhiều năng lượng. Mình nghĩ những cảm giác như vậy nên được duy trì trong cuộc sống đại học cũng như công việc sau này.


3. Một số điều mình rút ra từ Holland’s Hexagon

Holland’s Hexagon là một cái hình lục giác về 6 nhóm tính cách chính.

  • Realistic – Kỹ thuật
  • Investigative – Nghiên cứu
  • Artistic – Nghệ thuật
  • Social – Xã hội
  • Enterprising – Quản lý
  • Conventional – Nghiệp vụ
Holland’s Hexagon
(nguồn hình ở đây)
Theo Tiến sĩ Lawrence K. Jones, có 3 điều bạn có thể rút ra được khi quan sát mô hình này:
  1. Nhóm tính cách nào gần nhau sẽ giống nhau hơn nhóm tính cách đối diện. Ví dụ bạn thuộc nhóm Social (xã hội) thì bạn sẽ có thể có nhiều điểm chung với nhóm Enterprising (quản lý) và Artistic (nghệ thuật). Và bạn sẽ khó hoà hợp được với nhóm Realistic (kỹ thuật) ở đối diện.
  2. Các mối liên quan này áp dụng tương tự như vậy đối với môi trường làm việc và học tập. Vì bạn thuộc nhóm Social nên bạn sẽ phù hợp nhất với môi trường do nhóm người Social quản lý và tập trung.
  3. Mô hình này có thể dự đoán cách bạn làm việc và cảm nhận mọi thứ xung quanh.

Dựa vào mô hình này, bạn sẽ biết được bản thân mình phù hợp với môi trường làm việc hoặc đại học như thế nào.

Nếu bạn có thể hòm hòm xác định bản thân ở vùng nào rồi. Thì bạn có thể “né ngay” những môn học, chuyên ngành, môi trường đại học ở nhóm đối diện.

Ví dụ:

Bạn là một người có tính cách Aritistic (nghệ thuật) thì không nên chọn ngành Kế toán. Thì có nghĩa là Tính cách Artistic trong môi trường Conventional (nghiệp vụ). Môi trường này yêu cầu bạn cần có tính chính xác, có phương pháp và thực tiễn (nghe rất nghiên cứu khoa học mấy bên tự nhiên hay là thí nghiệm í). Trong khi nhóm Aritistic có xu hướng sáng tạo, cảm tính và nhiều cảm xúc. Trong trường hợp này, học design hay những ngành sáng tạo tương tự sẽ phù hợp hơn. Hoặc bạn có thể an tâm nếu bạn đậu vào những ngành thuộc 2 nhóm kế bên (Investigative & Social). Chớ bạn cứ đâm đầu vào kế toán thì sẽ lạc lõng lắm đấy.

Mình thấy mô hình này cũng giúp bạn phần nào loại bỏ những nhóm ngành không phù hợp với tính cách con người bạn ngay từ đầu.

Nguồn tham khảo đây nha, hay qué chừngg.

Điều thứ 2: Hiểu thị trường và xã hội CÓ gì và CẦN gì

Thị trường là yếu tố quyết định tỉ lệ thất nghiệp.

3 cách để tìm hiểu thị trường

1. Đóng vai người đi xin việc.

Lên các kênh ybox, vietnamworks,… để đọc JD (Job Description). Không phải để xin việc. Mà là bạn đọc để biết được một ngày của một người làm công việc bạn muốn làm trong tương lai sẽ phải làm những việc gì.

Và đối chiếu thử xem có phù hợp với lại những thế mạnh và sở thích mà bạn xác định ở trên hay không.


2. Nghe chia sẻ từ cựu sinh viên, hoặc KOL trong ngành

Mình thấy các đại học hay tổ chức những buổi kết nối sinh viên và cựu sinh viên. Mục đích để CSV chia sẻ về quá trình làm việc và những mặt tối trong ngành.

Chăm chỉ lên Youtube xem những dạng video kiểu “a day of (nghề bạn muốn tìm hiểu)”. Như mình học biên phiên dịch thì mình từng coi youtube một ngày đi làm của phiên dịch cabin, một ngày biên dịch hợp đồng công ty của một chị người Việt biết tiếng Hàn. Túm lại là để bạn có thêm cảm nhận về ngành sâu hơn.

Không liên quan nhưng có một lần mình đi Phúc Long với bạn mình. Xong có một chị phiên dịch kia dịch tiếng Hàn cho những bạn sinh viên xin việc với 2 ông chủ người Hàn. Mình kiểu bị thu hút và nhận ra à đó là một hình mẫu và công việc thường nhật của một phiên dịch viên – công việc tương lai mình sẽ làm.


3. Đọc thêm báo về ngành đó.

Cách này khô khan hơn. Mình thú thật là cũng chưa từng thử cách này.

Nhưng mà đây cũng là một cách để bạn thử tìm hiểu về những ngành hiếm không connect được với CSV hay là Youtube không có thông tin.

Mình có tham khảo video của chị Moe Đi Đâu. Thì chị í có gợi ý các nguồn, bạn tham khảo xem sao nhé:

2. Tips khi phải đưa ra quyết định GẤP

1. Chọn học ngành cần bằng.

Mình biết lúc viết bài này có thể là một số bạn đã chọn xong. Một số ít bạn còn phân vân nhưng ngày vào học sắp tới gần rùi. Thì mình sẽ gợi ý tip khi bạn phải đưa ra quyết định gấp nhé.

Theo mình biết thì sẽ có một số ngành phải có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề thì mới có thể đi làm được. Ví dụ như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, kế toán thì quá hiển nhiên rùi nhỉ.

Còn có những ngành mà bạn không có bằng thì vẫn có thể apply xin việc được. Điển hình là ngành marketing. Thẳng thắn đi, có những ngành như vậy mà đúng không.

Bằng chứng là chị Quỳnh Anh, một người chị mình vô cùng quý mến, đang làm công việc freelancer liên quan marketing trong khi chị í học Ngôn ngữ Anh.

Và nếu bạn đang phân vân giữa 1 ngành cần bằng và 1 ngành không. Thì bạn nên chọn ngành cần bằng. Đến khi vào học, thấy ko hợp thì chuyển qua ngành không cần bằng sẽ dễ hơn. Hoặc là bạn sẽ hoàn toàn có thể tự học mà ko cần qua trường lớp đại học. Có những anh chị mình biết ko đi học marketing nhưng vẫn làm việc về marketing đấy.

Nếu trường hợp ngược lại, bạn chuyển từ ngành không cần bằng qua ngành cần. Bạn có thể sẽ phải học lại từ đầu.


2. Chọn ngành rộng

Cũng giống giống cách ở trên.

Ví dụ mình phân vân ngành y tá với ngành giáo viên. Mình stress kinh khủng vì bố mẹ mình sắp đầu tư một khoản kha khá cho mình í. Nhưng mà mình mãi vẫn không biết mình mạnh về cái gì.

Thì mình được em họ mình khuyên như thế này và mình rất tâm đắc:

“Mày chọn một cái ngành nào mà sau này muốn đổi dễ đổi í. Như giáo viên thì nếu không đứng lớp thì có thể làm công việc như kiểu structure chương trình học. Còn y tá là cố định luôn ko đổi được.”

(Em họ mình bằng tủi mình nên toàn xưng hô vậy đó 🤣)


3. Tham khảo Youtube và anh chị cựu sinh viên.

Đối với một số bạn, số tiền bố mẹ bạn sắp đầu tư vào đại học cho bạn khá cao. Vậy cho nên nếu không kịp thử và trải nghiệm thì sao nhỉ? 👉 Mình suggest là bạn có thể lên tham khảo thêm Youtube và anh chị cựu sinh viên.

Cũng như ở trên, bạn dư dả thời gian thì coi kỹ nhiều video, hỏi kỹ nhiều anh chị. Nhưng nếu gấp qué thì có thể chọn ai uy tín để tham khảo nhé.

Và mình cũng thấy cách này hiếm khi hiệu quả. Nhưng không sao, cứ thử nhé.

3. Lỡ mình chọn sai ngành thì phải làm sao?

Thật ra sai ngành không đáng sợ như bạn nghĩ đâu.

Vì:

  • Dù bạn có cố gắng lý trí nhất có thể, cân nhắc nhiều nhất để chọn ra một ngành mà bạn cho là an tâm và ổn. Thì chẳng có gì sẽ đúng mãi mãi cả. Cuộc đời vẫn sẽ đưa đẩy bạn đi thui.
  • Bạn vẫn còn trẻ và vẫn có thể sửa sai. Mình đang đi học đại học chung với một anh hơn mình tận 7-8 tủi và đang đi học đại học lại lần 2. Và thực ra thủ tục đổi ngành dễ hơn bạn nghĩ đấy. 😉 Nên là vẫn cứ mạnh dạn và tự tin chọn ngành nhé.⠀

Chị Nhi – một người chị mình cũng rất quý mến – có nói rằng:

Việc học sai ngành, hay không đỗ nguyện vọng 1 nó cũng không phải là thứ ghê gớm. Mà đáng sợ nhất chính là bạn bằng lòng “buông thả” bản thân, xem thường chính mình, không nỗ lực và phấn đấu để trở thành một phiên bản tốt hơn.

Và biết đâu cánh cửa này đóng lại với bạn, thì cánh cửa khác lại mở ra và đưa bạn đến nơi mà bạn không ngờ tới đấy! Cũng như tinh thần của câu quote ở trên, đừng buông thả bản thân nhé.

4. Làm giàu trải nghiệm và luôn định hướng bản thân dù đã vào đại học

Mình có nghe một câu nói như vầy:

Khi còn trẻ, tài sản lớn nhất là thời gian.

Lại là tinh thần không buông thả bản thân. Khi mọi thứ liên quan đến ngành học đã xong xuôi rồi. Bạn hãy lấy lại tinh thần để chiến đấu cho những năm tiếp theo.

Trên đoạn đường đại học ấy, chắc chắn sẽ có những lúc bạn thắc mắc rằng liệu bản thân mình có hợp với công việc trái ngành này không.

Ví dụ mình học ngôn ngữ nhưng mình cũng có quan tâm đến sáng tạo và content. Thì mình luôn có câu hỏi “không-biết-có-phù-hợp-với-bản-thân-không?”.

Giải pháp là bạn nên THỬ. Thử để biết mình có thích không.

Vì đặt trường hợp bạn không thử, thì sau 3-4 năm bạn cũng sẽ không biết câu trả lời cho mình.

Bạn hãy luôn tâm niệm rằng: “Mình vẫn cần hiểu bản thân mình hơn.”

THỬ VÀ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ là cách để bạn có thể định hướng bản thân tốt hơn.

Có thể may mắn thử ngay lần đầu sẽ tìm ra ngay. Nhưng nếu không phù hợp thì chí ít, bạn có thể gạch đi tên những công việc mình không hạnh phúc khi làm. Hơn là mù mờ “liệu rằng mình có thể làm việc này đc khum” mà đúng ko?

Mình lại gợi ý các cách THỬ nhé:

THỬ đi thực tập.

Sẽ tốt hơn nếu như bạn bắt đầu từ năm nhất, năm hai. Để nếu phát hiện ra sớm thì đổi đc ngành sớm. Tránh mất thời gian.

THỬ đi làm thực tế.

Trải nghiệm thực tế bạn sẽ thoát khỏi lý thuyết suông. Lúc này, feedback của khách hàng là những kinh nghiệm quý báu hơn bao giờ hết.

THỬ đi tình nguyện.

Đây cũng là một cách trải nghiệm thực tế. Và vì nó là tình nguyện nên sẽ ít có ràng buộc tài chính.

THỬ tham gia dự án, cuộc thi.

Một số môn học ở đại học có chèn vào dự án thực tế để lấy điểm. Như mình học biên phiên dịch thì có một dự án mình phải ngồi lại dịch cùng teammate và soạn ra hoá đơn, hợp đồng như thiệt lun.

Nếu chương trình bạn học có những hoạt động như vậy, bạn nên trải nghiệm một cách nghiêm túc nhé.

THỬ học marketing. Nghe lạ đúng ko.

Mình cũng ko biết tại sao mình lại cảm thấy nếu mình có thể nhắn nhủ với bản thân của mình của quá khứ. Mình vẫn sẽ khuyên mình trải nghiệm một ngành khác. Và đấy là ngành marketing.

Mình chưa bao giờ nghĩ mình sẽ học về marketing. Nhưng bằng một cái sự đẩy đưa kiểu gì đó, mình đang học về marketing. Trước đây mình thấy marketing rất nhàm chán. Nhưng đó là vì bản thân mình chỉ đứng ngoài và đoán mò thôi.

Mình từng đoán là nó sẽ xoay quanh việc đi khảo sát, thu số liệu, ra biểu đồ phân tích, rồi bằng một cách lý thuyết khô khan gì đó, marketer biết được tâm lý hành vi kiểu gì đó, xếp hàng hoá sao cho tăng tỉ lệ mua. Mình thực sự nghĩ như vậy hồi khoảng 2 năm trước đấy. 🤣

Ai ngờ sau khi học rồi, mình nhận ra rằng nhờ có marketing mình có thể tiếp cận với những người bạn đọc như bạn (người đang đọc bài viết này) nhiều hơn. Hoặc chỉ cần bạn biết một mảng trong marketing và thành thục nó thui, bạn sẽ có thể nhận được công việc lương ổn đấy!

Bạn vẫn nên tìm hiểu về marketing và xây thương hiệu cá nhân. Vì sau này bạn có giỏi giang như thế nào trong lĩnh vực của bạn, nhưng nếu bạn ko biết marketing bản thân đến với những người trọng dụng bạn, sẵn sàng trả thù lao xứng đáng với khả năng của bạn thì cũng sẽ phí một tài năng như bạn đấy.

Tổng kết:

Lời nhắn cuối: Thủ tục thay đổi ngành học đơn giản lắm đấy. Hãy hiểu bản thân hơn và chọn cho mình con đường phù hợp nhé.

Chọn ngành tuy là một sự kiện trọng đại. Bạn nên vừa cố gắng tìm hiểu càng kỹ càng tốt, tránh mất thời gian. Nhưng mà bên cạnh đó, bạn cũng nên cho phép bản thân thử nhiều trải nghiệm hơn nhé.

Có thể bạn quan tâm: 4 ĐIỀU VỀ CÁCH TAKE NOTE HIỆU QUẢ (KÈM TIPS HỌC TẬP) DÀNH CHO SINH VIÊN

Hieu Tran
Hieu Tran

Hello mọi người, mình là Híu. 🌼

Mình hay gọi đây là ngôi nhà website của mình - một nơi để mình viết về Phát triển bản thân và Thu nhập online ở độ tuổi GenZ. 🌷

Trong quá trình bạn có dịp xem qua những bài viết hay, khiến bạn tâm đắc của mình. Thì đó là quá trình mình nỗ lực rèn luyện viết cả chục thậm chí cả trăm bài trước đó của mình đấy! Nên là nếu bạn cũng là người viết như mình thì mình muốn nhắn nhủ rằng hãy kiên trì lên nhé! 🎄

Mong là bạn nhận được chút giá trị nhé. 🔥

Articles: 30

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *