8 điều sinh viên không nên làm để có một trải nghiệm đại học tuyệt vời

Mình đã và đang trải qua những ngày tháng đại học đáng nhớ. Nhưng trong quá trình ấy không ít lần mình nhìn lại và ước là mình đã không làm những điều này càng sớm càng tốt.

Hy vọng những điều không nên làm này sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai lầm của mình và có những năm đại học hiệu quả hơn nhé.

Bài này Híu viết gì:

  1. Không nên học tiếng Anh muộn
  2. Không nên nhát tham gia câu lạc bộ
  3. Không nên ngại kết bạn
  4. Không nên nhây làm bài
  5. Không nên lười hỏi thầy cô
  6. Không nên trì hoãn
  7. Không nên học ít môn
  8. Không nên “giỡn mặt” với sức khoẻ

1. Không nên học tiếng Anh muộn:

Không bao giờ là quá trễ để bắt đầu học tiếng Anh cả. Ai cũng hô hào rằng tiếng Anh là cần thiết, và nó cần thiết thật bạn ạ.

Có rất nhiều mặt lợi khi bạn thạo tiếng Anh:

  • Về mặt sinh học thì khoa học đã chứng minh, bạn nói được ngôn ngữ thứ hai thì bạn đã tăng tuổi thọ cho não bạn lên vài lần rùi đấy.
  • Về mặt mở rộng kiến thức và trải nghiệm bản thân: bạn có thể dùng tiếng Anh để nói chuyện, chia sẻ, thậm chí TÂM SỰ với những người bạn ở nước ngoài.
  • Về mặt công việc: từ việc nhỏ như tham khảo tài liệu tiếng Anh để có thể áp dụng và nâng cấp cho công việc cá nhân của mình, đến việc lớn như ký hợp đồng trăm triệu, chục tỉ với người nước ngoài.

Còn nhiều lợi ích mà bố mẹ, bạn bè, thầy cô, người thân ai cũng bảo rồi, bạn đừng hoài nghi nữa, tiếng Anh thực sự có lợi.

via GIPHY

Nếu được thì cố gắng trau dồi cho nó tốt nhất có thể. Bạn nên bắt đầu bằng những gì bản thân bạn yêu thích.

Có một câu chuyện vui là: hồi mình cấp 2 thì bạn bè mình đều nghe nhạc, xem phim US, UK, có mình lạc loài coi phim Hong Kong. Vậy là bạn mình suggest mình một câu như vầy: “mày cứ coi phim HK tiếp đi, nhưng mà kiếm bản Engsub mà coi”. Phải là những thứ mình thích thì xem tiếng Anh hay học nó mới vô.

✨✨✨

Bây giờ mình đang có kế hoạch đi du học và ngành mình học cần IETLS 7.0 (eo mình cày ngày cày đêm); còn những bạn đồng trang lứa với mình thì lấy 7.5, 8.0 như chơi. Và mình chỉ ước, giá mà mình tiếp xúc tiếng Anh nhiều hơn.

👉 Đến một lúc nào đó, khi bạn cần gấp tiếng Anh, đi thi lấy bằng chẳng hạn, hay có một cơ hội học bổng nào đó cần IETLS. Bạn sẽ biết ơn vì bản thân đã “ngấm” dần ngôn ngữ này từ trước.

😔 Và sự thật luôn: học mẹo, tips tricks làm bài thi, học nhồi tiếng nước ngoài ko có tác dụng đâu, bạn cần thời gian ngấm dần nó vào người.

2. Không nên nhát tham gia câu lạc bộ, đội nhóm

Trước đây mình cũng từng viết bài khuyến khích bạn đọc tham gia câu lạc bộ trong trường để mở rộng networking.

Nhưng chính mình lại là đứa ngại socialize. Mình từng tham gia hai clb ở trường đại học, một cái là mình đu bám bạn mình và mình thấy bản thân không hợp với nó. Cái thứ 2 là mình cũng được một đứa bạn khác rủ, mình cũng nộp đơn, CV các kiểu, nhưng cuối cùng phỏng vấn rớt.
(mình chưa bao giờ phỏng vấn câu lạc bộ mà đậu 🤣)

via GIPHY

Vì những trở ngại như vậy mà mình thu mình hơn, vậy là mình chỉ tập trung học và dính với suy nghĩ “tập trung học là trên hết, clb gì, chơi bời gì, tui ko có thời gian”.

Nhưng bạn biết không, suy nghĩ của mình tào lao lắm đừng nghe theo suy nghĩ đó nha chòi 🤥. Đừng đi theo vết xe đổ của mình. Đến giờ nhìn lại, mình chẳng có một kỷ niệm nào với các bạn sinh viên hết, trong khi em họ mình đi phượt đi quẩy đi sự kiện gì đi tất.

Và đến một lúc nào đó, bạn sẽ ngỡ ngàng nhận ra rằng, đại học của mình chẳng có gì đáng nhớ ngoài những kiến thức có khi còn không dùng được nhiều trong thực tế, nơi mà mọi thứ trong xã hội đang chạy siêu nhanh lý thuyết theo không kịp.

☁️ Giờ để mình thuyết phục bạn vào clb nhé:

  • Cái lợi to bự nhất có lẽ là networking:
    Điều này càng quan trọng hơn đối với những bạn du học sinh. Bạn biết không, những bạn du học sinh sẽ rất chật vật để xin việc, phần vì bản tính tụi mình khá thụ động, phần vì người bản địa sẽ có xu hướng ưu tiên người xứ họ hơn.
    Networking là chìa khoá, vì khi bạn sôi nổi hoạt động, có nhiều mối quan hệ chất lượng, công việc được giới thiệu đến bạn cũng lợi thế hơn.
    Mình không nói tất cả trường hợp, nhưng không thể phủ nhận sự hữu ích của networking và mối quan hệ chất lượng đối với công việc của bản thân khi thực tập và sau khi ra trường.
  • Hướng nội sợ socialize:
    Nếu như bạn quá nhát để làm quen thì hãy để những bạn chủ chốt, cốt cán clb làm thay bạn. Vì người ta giới thiệu clb, mời bạn vô là để chia sẻ những sở thích với nhau, ko ai mời bạn vô rồi vứt bạn vô một xó cả. Nên yên tâm và mạnh dạn join vào nhé.
  • Rèn cho làm việc với con người:
    Việc chỉ cắm đầu vào học sẽ khiến bạn giảm đi sự kết nối với mọi người. Sau này, khi ra xã hội thì dù gì bạn cũng cần làm việc với con người, không ít thì nhiều mà nhỉ.
    Vào clb là bạn tự tạo cho bản thân cơ hội học cách chia sẻ, chấp nhận sự khác biệt trong văn hoá, sở thích với nhau.
  • Nghe thêm nhiều câu chuyện và được inspire:
    Nếu xui thì hông nói, nhưng nếu may mắn, bạn sẽ có cơ hội gặp được những mentor trong đời.
    Nếu không phải mentor thì cũng sẽ có những anh chị, những bạn, thậm chí những em giỏi giang. Họ sẽ cho bạn nhiều động lực, bài học và truyền cho bạn cảm hứng. Rèn chút xíu tự tin và cảm giác thuộc về một cộng đồng nào đó cũng khiến cho bạn yêu đời mà học tốt hơn.
  • Cơ hội được luyện tập việc nói trước nhiều người, hay chỉ đơn giản là diễn đạt ý tưởng, thông tin nào đó chuyên nghiệp hơn.
    Cá nhân mình cũng rất đề cao kỹ năng trình bày ý tưởng. Bản thân mình nói khá dở, nói vấp, líu lưỡi, nói lan man dữ lém. Nhận thức được bản thân còn yếu ở đâu, mình mong muốn có thể sửa điều đó.

via GIPHY

3. Không nên ngại kết bạn: 🌱

Mình chỉ muốn nhắn nhủ những bạn hướng nội, ngại làm quen với bạn mới một điều rằng: “everyone is friendly” ai cũng thân thiện cả. Vậy nên đừng ngại bắt chuyện và làm quen với một người bạn mới nhé.

Mình còn nhớ ngày đầu mình vào lớp đại học, đang hoang mang coi mình có vào đúng phòng học chưa thì có một bạn kia nở một nụ cười và mời mình vào nhóm. Chỉ là hành động nhỏ vậy thôi mà mình biết ơn vô cùng. Vì mình nhát cực hic, nếu không ai cười với mình thì chắc mình ngồi 1 mình luôn rồi 🤣.

via GIPHY

Có phải bạn cũng đã từng một lần biết ơn vì có người mở lời trước không?

via GIPHY

Đến một lúc nào đó, bạn có đủ tự tin, hãy làm điều ấy với những bạn mới, rụt rè hơn nhé.

4. Không nên nhây làm bài 🧠🔥📝

Đó là lầm tưởng tai hại của những bạn tân sinh viên.

“Ùi từ từ mới vô năm nhất mà, xã hơi cái”

Làm bài tập là thuộc về tự giác rồi. Sau khi buổi học đó qua đi, mình thề là bạn sẽ HOÀN TOÀN KHÔNG mở quyển vở của mình ra và làm bài đâu. Mà nếu không luyện tập thường xuyên thì cuối kì cả núi bài chờ bạn học.

via GIPHY

Bạn mình từng nợ bài tới rớt môn luôn. Nên đừng đùa với hiệu ứng cánh bướm này nhé.

5. Không nên lười hỏi thầy cô 👨🏻‍💼🧑🏻‍💼

Đi kèm với không nên nhây làm bài thì cũng không nên lười hỏi thầy cô nếu bạn có thắc mắc nhé.
Nhất là khi có bài luận, mình thường hẹn gặp giáo sư để consult (nhờ thầy cô góp ý, định hướng bài luận).

via GIPHY

Bạn mình là một đứa chăm chỉ đi consult với giáo sư nên hầu như bài luận nào nó cũng đc 8+ hết.

Lúc đầu mình nghĩ việc đi hỏi giáo viên cũng đơn giản thôi. Nhưng sai ùi 🤣, trước khi bạn hẹn gặp giáo sư bạn nên có plan, outline hết cho bài luận rồi, hoặc là với những dạng bài tập khác bạn cũng nên chuẩn bị sẵn những câu hỏi (càng kĩ lưỡng càng tốt).

Chứ không phải đến gặp rồi mới ú ớ không biết hỏi gì. Cả khi bạn không biết gì thì cũng nên suy nghĩ hay phỏng đoán và hỏi giáo sư rằng liệu suy nghĩ ấy có đúng không.

👉 Giáo sư không có nhiều thời gian đâu, nên hãy tôn trọng thời gian của họ nhé. 🔥

6. Không nên trì hoãn 🔥🔥 (một đống lửaaa)

Chắc chắn là không nên rồi 🤣.

☝🏻 Kể bạn nghe: Mình từng nhây không muốn viết một bài content vì nghĩ mình không đủ giỏi để viết và hướng dẫn độc giả của mình. Vậy là mình nhây tới tầm 10 giờ tối mới ngồi vào bàn. Ban đầu mình chỉ định viết ngắn thôi dựa trên cái sườn mình có sẵn. Nhưng thật ra càng viết, mình càng ra nhiều câu từ hơn. Kết quả là mình viết được tận 1800 chữ.

Nhưng cái đáng tiếc là khi mình buông máy ra đã là 12h rưỡi.

via GIPHY

Mình muốn nhắn nhủ là: có những việc sớm muộn bạn cũng cần phải làm, bạn nên làm sớm để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bản thân, ảnh hưởng đến những hoạt động khác, hay tước bỏ cuộc vui của chính mình.

7. Không nên học ít môn 📘📒📙

Ở trường mình, mỗi kỳ trung bình mình học 3 môn, đó là lịch học tương đối nặng rồi. Những ai giỏi hơn thì có thể ôm 4 môn 1 kỳ. Nhưng ngược lại nếu ai muốn đầu tư thời gian và công sức kỹ lưỡng vào một số môn thì có thể học 2 môn 1 kỳ.

Nhưng mình từng học 1 môn 1 kỳ =)) nghĩa là mình chỉ cần lên trường 1 buổi 1 tuần. Ban đầu mình nghĩ là mình sẽ tận dụng những khoảng thời gian còn lại để làm những thứ mình mong muốn làm bên ngoài trường đại học sao cho hiệu quả.

Kết quả là mình không thể làm gì, kết quả học tập của mình cũng không tốt (mức trung bình – đấy là mức trộm vía rồi đấy, mình còn tưởng mình rớt môn). Việc học ít môn như vậy cho mình cảm giác cứ muốn chơi, còn nhiều thời gian để học và làm bài mà. Nhưng không, với suy nghĩ còn nhiều thời gian đã khiến cho mình lơ là việc học.

via GIPHY

Vậy nên bạn đừng nên học quá ít môn một kỳ nhé. học nhiều quá có khi tốt có khi không, nhưng chắc chắn học quá ít sẽ phí thời gian và kém hiệu quả đấy.

8. Không nên “giỡn mặt” với sức khoẻ 💊

Last but not least, bạn thực sự phải nghiêm túc với sức khoẻ của mình.

Đồng ý là tụi mình mới 18 – 20 tuổi đầu, tuổi xuân còn phơi phới, sức khoẻ còn phơi phới. Nhưng mà bạn sẽ không muốn trả giá khi mà mình đổ bệnh rồi đâu.

via GIPHY

Mình lấy ví dụ đơn giản là việc bản thân mình đã thức khuya và ngày hôm sau mình ngồi vật vả 3 tiếng đồng hồ trong lớp (một môn học của mình kéo dài 3 tiếng). Mình rất khó chịu vì bản thân mình không thể tập trung nghe giảng được, kiểu đầu óc load chậm í, nhưng cũng không gọi là quá mệt để nghỉ học. Nó cứ ở một cái tình trạng dở dở ươn ươn rất khó chịu.

Kết quả là tuy mình ngồi trong lớp nhưng độ hiệu quả như thể mình nghỉ học hôm đó vậy. Mình lôi máy ra lướt facebook luôn.

Và thề, hậu quả không những đến từ những yếu tố sinh lý như mình hay cáu gắt, ăn uống không ngon miệng, nó còn ảnh hưởng đôi chút lên tinh thần của mình nữa vì mình cứ trách bản thân là tại sao lại để lỡ một buổi học như vậy.

Có thể bạn sẽ thấy có 1-2 buổi có đáng gì đâu. Nhưng có lẽ vì một kỳ học ở RMIT của mình tương đối đắt đỏ, và mình thương ba mẹ đã vất vả như thế nào mới có tiền đóng cho mình đi học. Vì vậy không thể để chuyện sức khoẻ làm ảnh hưởng đến một buổi học đắt đỏ ấy của mình được.

Hãy luôn chú ý đến sức khoẻ để đầu óc, tinh thần minh mẫn, tiếp thu kiến thức nhanh và hiệu quả hơn nhé.

Vì:

  • Nghỉ bệnh quài cũng mất bài, áp lực, thiếu hụt kiến thức, thậm chí thi rớt.
  • Thức khuya thì ảnh hưởng đến cả short-term và long-term memory.

Thay vào đó:

  • Ngủ đúng giờ hơn
  • Uống nhiều nước hơn
  • Vận động nhẹ nhàng (nếu bạn không hay luyện tập thể dục thể thao)
  • Hạn chế ăn đêm và ăn đồ ăn vặt ở ngoài.
  • Không bỏ bữa sáng nhé.

Mình muốn gửi gắm một câu quote như thế này từ anh Ali Abdaal:

The healthy person has a thousand wishes, the sick person has only one.

Ali Abdaal

🎉🎉🎉

Đây là những điều mình muốn gửi gắm đến những bạn sinh viên, đặt biệt là những bạn tân sinh viên chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học.

Đại học không như giang hồ đồn là cứ học đại và nhàn nhã đâu. Bạn cần đầu tư thời gian và công sức tốt cho những năm tháng sắp tới. Vì những cái gì qua rồi khó lấy lại được lắm.

Mong là bạn sẽ rút ra được những kinh nghiệm cho chính bản thân mình trên con đường học sắp tới nhé.

Hieu Tran
Hieu Tran

Hello mọi người, mình là Híu. 🌼

Mình hay gọi đây là ngôi nhà website của mình - một nơi để mình viết về Phát triển bản thân và Thu nhập online ở độ tuổi GenZ. 🌷

Trong quá trình bạn có dịp xem qua những bài viết hay, khiến bạn tâm đắc của mình. Thì đó là quá trình mình nỗ lực rèn luyện viết cả chục thậm chí cả trăm bài trước đó của mình đấy! Nên là nếu bạn cũng là người viết như mình thì mình muốn nhắn nhủ rằng hãy kiên trì lên nhé! 🎄

Mong là bạn nhận được chút giá trị nhé. 🔥

Articles: 30

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *