Biết được 7 kỹ năng này bạn sẽ có thể bắt đầu viết luận ở đại học

Có phải khi viết luận:

  • Bạn đang cảm thấy chật vật với nó?
  • Bạn thấy việc viết luận quá khó và hàn lâm?
  • Bạn không biết bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào? Và như thế nào là một bài luận hoàn chỉnh? 🤷🏻‍♀️

via GIPHY

Vậy thì mình xin chia sẻ 7 việc cần làm trong quá trình viết luận để ít nhất bạn đỡ mông lung hơn khi bắt đầu.

Còn lại thì trong quá trình bạn viết những bài luận ở đại học thì bạn sẽ càng trau dồi và lên tay hơn. Biết đâu trong quá trình ấy bạn lại tích luỹ, thu thập thêm những tips hay cho bản thân mình.

Bài này Híu viết gì?

Câu chuyện mình và những bài luận:

Trước khi vào thì mình muốn chia sẻ một chút góc nhìn của mình về việc viết luận ở Đại học.
Những kỳ đầu học đại học mình bắt đầu phải viết những bài luận đầu tiên để nộp lấy điểm cuối kì. Mình chật vật vô cùng, phần vì:

  • Phải viết luận bằng tiếng Anh.
  • Bản thân mình chưa từng viết luận ở trung học (hẳn là nhiều bạn cũng vậy)
  • Mình cũng chưa từng làm quen một lớp viết luận cơ bản nền tảng nào mà cứ thế nhào vô viết 1 bài hẳn hoi luôn.
    (đó là cái mình thấy bất cập ở đại học của mình, còn đâu có khi trường đại học của bạn sẽ tạo điều kiện cho bạn làm quen với bài luận quy mô nhỏ trước rồi sau đó nâng dần mức độ khó lên)

Mình từng có suy nghĩ trẻ trâu như vầy: “Viết luận là một cái gì đó không cần thiết vì sau này đi làm chẳng ai kêu mình viết luận cả hoặc rất ít nghề yêu cầu”. Vậy là mấy bài luận đầu mình viết gớm và mình cũng chẳng bỏ công sức vào nó.

👉 Nhưng cho tới khi mình nhận ra vài điều từ anh chị đi trước và giáo sư của mình, rằng:

Viết luận “mài bén” tư duy logic của mình:

Đâu phải chỉ có viết vài con chữ, cho vài con số vào là tự nhiên bài luận điểm cao như điểm văn hùi cấp 3 đâu. Mình ngây thơ nghĩ như vậy xong thầy cho mình ăn con 6 =)).

via GIPHY

Mọi câu từ phải “dính chặt” và rành mạch với nhau. Qua bài luận phản ánh được bạn tư duy sâu tới đâu, logic của bạn rành mạch như thế nào.

Việc viết nói chung giúp mình vận dụng nhiều kỹ năng trong lúc học và ghi nhớ một vấn đề, kiến thức sâu hơn:

Ở những bài viết trước mình cũng có chia sẻ đôi chút về lý do tại sao bài luận thường được lấy điểm cao và thay thế cho những bài trắc nghiệm thi cuối kì.

Đó là vì làm bài kiểm tra thì bạn chỉ cần học bài trước ngày thi, vào làm bài, và quên luôn kiến thức đó. Còn việc viết luận sẽ kéo dài hơn trong một học kỳ, nên thời gian bạn nghiền ngẫm và đào sâu vào một vấn đề nhiều hơn. Từ đó khả năng bạn “khắc cốt” kiến thức tăng lên.

Hiểu rồi mới viết:

☝🏻 Nếu bạn để ý, bạn chỉ có thể viết một thứ gì ra khi bạn hiểu rất rõ về nó. Viết luận cũng vậy, thậm chí mức độ nó còn cao siêu hơn.

Như bản thân mình chẳng hạn, có lần mình phải đọc và lọc tận 20-30 bài báo khoa học trên thư viện online của trường mình và google scholar để có thể viết được một bài luận để nộp thầy.

via GIPHY

Và mình có thử đổi đề bài khác để viết thử (vì lúc đó mình bế tắc với đề bài mà mình đã chọn) và đầu mình trốn trơn, và đầu mình chỉ có những thông tin mình cày ngày cày đêm đọc trong 20-30 bài báo ấy thui. Nếu mình đột nhiên thay đổi chủ đề viết thì chắc chắn rằng mình phải đọc 20-30 bài báo khác lại từ đầu.

🌱🌱🌱

Mình không cố ý hù doạ bạn đâu, nhưng mà thực tế viết luận là như vậy. Còn dưới đây là 7 kỹ năng để bạn có thể bắt đầu viết một bài luận cơ bản:

3 kỹ năng viết luận cơ bản:

1. Chọn topic (đề tài) hoặc đề bài:

“Đề tài” thì thường rất rộng. Còn thường trong các bài tập của các môn thì mình chỉ được yêu cầu viết luận cho 1 trong các “đề bài” thôi. Có nghĩa là thầy cô sẽ giao cho một vài đề bài và bạn chọn một đề bài bạn thích nhất và viết. Hoặc có đôi khi thì thầy cô cũng chỉ giao 1 đề bài duy nhất.

Đây là essay topics (các đề bài) trong một môn học ngành Ngôn ngữ ở đại học RMIT để mình chọn để làm bài luận. Hùi đó mình chọn Social Media, CMD and Age – topic A. Nhưng mà giờ bạn hỏi mình CMD là gì thì mình quên mẹ ùi 🤣.

Và nếu có lựa chọn thì bạn hãy lựa chọn đề bài mình thích. Vì bạn thấy hứng thú thì bạn sẽ cũng muốn mong muốn đào sâu và hiểu về nó mà đúng không?

2. Chọn thông tin nguồn (sources) liên quan:

Chọn đc đề bài rồi thì bạn cần xác định keyword chính của đề ấy xoay quanh gì.

Ví dụ lần đó mình chọn đề A của “Social Media, CMD and Age” thì là về cách dùng ngôn ngữ của giới trẻ trên mạng xã hội. Và keyword mình tìm source là “ngôn ngữ”, “giới trẻ”, “mạng xã hội”.

Bước này chủ yếu là tìm nguồn bằng keyword chính có liên quan và chính xác nhất thui. Vì có những nguồn cũng cùng lĩnh vực nhưng có thể nó khác về định hướng so với đề bài mà bạn chọn. Vậy cách nào để biết nó khác về định hướng hay không?

Để phân biệt thì điều đó dẫn đến bước 3 nhé👇🏻

3. Biết cách đánh giá thông tin:

Để biết được tài liệu nào chất lượng thì mình suggest một số tiêu chí:

  • Thầy cô giới thiệu sách hay là nhắc tới người tác giả đó. Điều đó phản ánh là ít nhất là thầy cô tham khảo sách của vị tác giả đó và tâm đắc hoặc là những gì vị tác giả ấy viết sát với sở thích của thầy cô. Nếu bạn cũng viết những gì “đúng cái nư” của thầy cô thì cũng là một điều (cực) tốt mà. 😉 (tui móc ruột gan ra chia sẻ đó, thu nhận tips đi ^^)
  • Tác giả đó có tiếng trong giới (thường được nhắc tới trong tài liệu mà bạn được giao cho đọc, hay ông/bà í có viết sách).
  • Nơi xuất bản bài báo í uy tín: thường nơi uy tín thì bạn cần trả tiền để access vào đọc được. Nguồn uy tín sẽ thường nằm trong thư viện online của trường bạn hơn là trên google scholar.
    (Mình có xem video của chị Moe đi đâu và biết được là học phí mình đóng cho RMIT một phần là dùng để “mua cửa” vào những nguồn báo khoa học uy tín.)

Fun fact mà mình biết: Những trường ranking cao trên thế giới thường đầu tư rất nhiều vào thư viện online của họ, để tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu và viết những bài báo nghiên cứu chất lượng, từ đó nâng ranking trường.

Khi bạn đã quyết định đọc một số tài liệu chất lượng rồi thì tự hỏi xem:

  • Thông tin bài báo có liên quan đến đề bài không?
  • Bài báo này có đang dựa trên bài gốc nào không? (Bài gốc đó có khi lại là một bài báo uy tín khác.)
  • Những thông tin này có thể mở rộng, đóng góp gì thêm cho những thông tin sẵn có của bạn rồi?

☁️☁️☁️

Phía trên là 3 kỹ năng cơ bản, nhưng 4 kỹ năng nâng cao hơn ở dưới đây sẽ giúp bài viết của bạn đạt điểm cao hơn nếu làm tốt:

4+ kỹ năng nâng cao:

1. Sử dụng tốt ngôn ngữ

Nhất là khi phải viết luận bằng tiếng Anh, thì cái language proficiency (năng lực ngôn ngữ) là điểm cộng vô cùng lớn trong mắt giáo sư chấm bài cho bạn.

Để đánh giá năng lực ngôn ngữ thì có 2 tiêu chí nổi bật là cấu trúc câutừ vựng (vocabulary).

  • Cấu trúc câu phải thuận phải xuôi với ngôn ngữ đó. Cấu trúc câu của tiếng Anh với tiếng Việt hoàn toàn khác nhau, đó là lý do bạn không thể bê những gì đã học từ môn văn, cấu trúc điệp từ điệp ngữ để viết luận tiếng Anh được.
  • Từ vựng thì cũng phải đi theo cụm (phrase) chứ không thể muốn ghép như thế nào cũng được. Ví dụ như bản địa sẽ nói “fast food” chứ không ai nói “quick food” (cái này gọi là “collocation”). Với lại từ vựng nên càng học thuật (academic) càng tốt chứ không phải dùng baby words. Ví dụ politely thì sẽ basic hơn courteously.

Để có thể nâng cái năng lực này thì bạn có thể bắt đầu làm quen bằng những bài IETLS writing task 2. Vì nó đều là những bài viết học thuật. Luyện vài bài bạn sẽ quen với cách viết logic của tiếng Anh.

☝🏻 Dạo này mình học được là: một main idea nằm trong một body cần được bao vây bởi những câu giải thích, câu kết quả, câu ví dụ và câu so sánh (= câu phản lại). 👉 Bạn không cần phải đầy đủ hết 4 cái nhưng ít nhất là có 2 trong 4 câu đó.

flow của nó sẽ là: giải thích (because of…) —> dẫn đến main —> câu kết quả (as a result,…) —> (chèn câu ví dụ ở đây hay ở sau câu main cũng được, miễn là ở đâu cần ví dụ) —> cuối cùng là câu phản lại (if not…).

Lấy ví dụ thực tiễn (bạn nào hem quan tâm IELTS writing có thể skip phần này nhé):

1️⃣ Mình muốn diễn đạt cái ý là: Lý do người đi làm không dành thời gian cho gia đình là vì do họ làm dụng công nghệ. (main idea của mình là “lạm dụng công nghệ”)

2️⃣ Và để giải thích tại sao lại lạm dụng công nghệ: mình ghi câu giải thích là “do ngày nay, công nghệ phát triển và phổ biến, dẫn đến người dùng lạm dụng chúng.”

3️⃣ Để làm rõ họ nghiện là như thế nào, mình sẽ đưa ra ví dụ về việc “giới trẻ tách mình khỏi gia đình”.

4️⃣ Nếu bạn có thêm câu so sánh (phản lại) nữa thì tốt. “Nếu công nghệ không phát triển thì sao, thì có khi sẽ sống giống như người của hồi đó: xem phim cùng nhau, trẻ nhỏ chơi rượt đuổi trốn tìm các kiểu.”

Nhưng mà hùi viết luận mình chưa nghĩ ra 🤣. Và như mình nói ở trên, trong 4 dạng câu thì chỉ cần ít nhất 2/4 thôi.

Thì cái flow sẽ là:

“Because of the proliferation of technological devices (câu giải thích), users are more inclined to overuse technology (main idea). For example, adolescents and teenagers may prefer chatting with their friends via mobile phone to engaging in conversations while having dinner with their family. (câu ví dụ)”

Viết được như vầy là cấu trúc của bạn cũng đã ôn ổn rùi đó.

🌱🌱🌱

Và một lần nữa, đây là một kỹ năng nâng cao, vì vậy cho nên bạn cần cải thiện dần dần qua các bài luận chứ không phải ngày 1 ngày 2 là có thể cải thiện được.

via GIPHY

Còn đối với bài luận tiếng Việt thì bạn cũng cần viết sao cho nó “học thuật” hơn.

Tips là bạn xin bài đã làm (đạt điểm cao) của những anh chị khoá trước để tham khảo thêm cách dùng từ, viết câu và hành văn trong cùng một chủ đề viết nhé. Tiện thể xem feedback của thầy cô về bài viết của họ luôn. Xem coi điểm tốt ở đâu thì sẽ cải thiện, còn điểm nào chưa tốt thì sẽ tránh không mắc phải.

Và dĩ nhiên là không copy y chang nhé, thầy cô có phần mềm công nghệ check hết đấy. Mình từng bị hạ hạnh kiểm khi đạo văn lần đầu, sợ tới giờ lun.

Đó là lúc mà bạn paraphrase nhiều nhất. Hãy dùng thêm công cụ để hỗ trợ nhé, trong trường hợp này mình suggest Quillbot (đấng cứu thế, live-saver của bao thế hệ sinh viên =)) ).

2. Sử dụng những nguyên tắc chuẩn trong viết luận

Mình gợi ý một số nguyên tắc thông dụng như:

  • Cho ví dụ thì dùng “e.g.:”
  • Liệt kê thì A, B, and C.

Đây là những nguyên tắc cơ bản trong bài luận tiếng Anh. Và vì mình chưa bao giờ viết bài luận tiếng Việt nào nên mình cũng không rõ. Bạn biết được có những nguyên tắc như vậy rồi có thể search thử nhé.

Nói thật là chưa bài luận nào mình viết ổn cả. Mọi chia sẻ của mình một phần dựa trên kinh nghiệm, một phần là mình tham khảo của những anh chị có thành tích tốt, phần khác là mình tham khảo thêm trên Internet để thông tin đến bạn đọc được đầy đủ hơn.

Vì vậy, nếu bạn đang viết luận tiếng Anh thì mình chia sẻ nguồn này để bạn tham khảo thêm conventions (nguyên tắc viết luận tiêu chuẩn) nhé.

3. Trích nguồn:

Mọi thông tin, fact mình đề cập trong bài luận luôn được trích nguồn rõ ràng. Phát biểu, ý kiến, kết luận này là của ai, trong tài liệu nào, viết vào năm nào.

via GIPHY

Mỗi trường sẽ có style trích nguồn riêng. Như trường đại học của mình là style Harvard, còn trường cấp 3 của mình là style APA.

Mình suggest bạn dùng trang web MyBib để tổng hợp nguồn, giờ này ai low-tech mới trích nguồn thủ công nhé. Trích nguồn bằng MyBib để tiết kiệm thời gian. Bạn chỉ cần paste link, nhập mã bài báo là sẽ ra sẵn tên tác giác, tên bài báo, tên journal, ngày tháng xuất bản luôn.

Cách trích nguồn thì cần có 2 chỗ:

Bước 1 là bạn trích ngay khi bạn viết một ý nào đó bạn tham khảo từ một bài báo khoa học (in-text citation):

Đây là một bài luận mình viết hồi năm ngoái. “Simpson 2019”, “cited in Petrucci & Miyahira 2017”,… ở trong ngoặc đơn gọi là in-text citation.

Bước 2 là end-text citation trong reference list. Mình nghĩ reference list là để tổng hợp lại danh sách bạn đã trích nguồn từ những ai. Thường danh sách này nằm ở cuối bài luận.

Đây là reference list của bài ở trên. Cũng là một reference list điển hình trong một bài luận.

4. Những kỹ năng phụ:

  • Hãy sắp xếp thông tin sao cho mạch lạc, logic.
  • Trình bày đúng quy chuẩn: font chữ, size chữ, canh hàng, khoảng cách các dòng đều được yêu cầu kèm với đề bài, bạn cần chú ý đọc kỹ để bài luận của bạn được chỉnh chu. nghiêm túc nhất có thể nhé.
  • Quản lý thời gian: Bạn cũng cần chia nhỏ mỗi ngày viết một chút, đừng để gần sát mới viết nha, gớm lúm. Nhớ chừa ra 1-2 ngày trước deadline để hoàn chỉnh, sửa chính tả, check ngữ pháp trên grammarly nhé.
    Tưởng tượng bạn thức dậy vào ngày cuối cùng, bạn thư thái ngồi đọc lại bài viết của mình với một cái đầu minh mẫn và phát hiện ra những lỗi ngớ ngẩn và sửa ngay. Nó tốt hơn nhiều so với cảm giác nộp trước deadline 2-3 phút rồi ngồi dò đầu bứt tóc “chết rùi chưa add thông tin này vào” hay “chết rùi chưa trích nguồn”.
  • Không đạo văn nhé. Bạn tuyệt đối đừng bê y nguyên những gì đọc được từ tài liệu khác. Thầy cô cũng high-tech, có máy quét hết à. Như trường mình có phần mềm Turnitin và sinh viên trường mình sợ cái phần mềm này cực kì. Nó check đc bạn copy bài này từ nguồn nào luôn. Kết quả là bị thầy cô trừ điểm như điên.

via GIPHY

🔥🔥🔥

Đây là kinh nghiệm viết luận của mình ở đại học. Mình hy vọng nó sẽ giúp bạn vượt qua những bài luận khó nhằn nhé.

Nhắn nhủ độc giả của Híu:

Mình biết viết luận hông có dễ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắt thì có thể comment để mình trả lời và các bạn độc giả sau có thể tham khảo. Mình cũng sẽ rất vui nếu bạn để lại một bình luận khích lệ tinh thần của mình nhé 🌱❤️.

Hoặc bạn có thể nhắn tin cho mình ở phần tin nhắn góc bên trái. Page có 1 mình mình quản lý nên đôi khi reply có hơi chậm, mong bạn kiên nhẫn chờ nhé. Với lại bạn đăng nhập bằng facebook của mình (thay vì dùng với tư cách là guest) thì bạn sẽ lưu được tin nhắn của mình và bạn, nó sẽ tiện hơn nhé.

Chân thành cảm ơn bạn đã đọc đến tận dòng này nhé! 🤗

Hiu Hiu

Hieu Tran
Hieu Tran

Hello mọi người, mình là Híu. 🌼

Mình hay gọi đây là ngôi nhà website của mình - một nơi để mình viết về Phát triển bản thân và Thu nhập online ở độ tuổi GenZ. 🌷

Trong quá trình bạn có dịp xem qua những bài viết hay, khiến bạn tâm đắc của mình. Thì đó là quá trình mình nỗ lực rèn luyện viết cả chục thậm chí cả trăm bài trước đó của mình đấy! Nên là nếu bạn cũng là người viết như mình thì mình muốn nhắn nhủ rằng hãy kiên trì lên nhé! 🎄

Mong là bạn nhận được chút giá trị nhé. 🔥

Articles: 30

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *