Giải thích chi tiết kèm 5 bước đơn giản để xác định thị trường ngách vừa sinh lời vừa độc nhất.

Trong bài viết này Nhung sẽ tập trung giải đáp mọi thứ liên quan đến thị trường ngách.


Bạn có bao giờ nghĩ đến việc biến đam mê của mình thành một sự nghiệp kinh doanh chưa nào? Nhiều doanh nghiệp cung cấp đủ loại sản phẩm dịch vụ, cái gì cũng bán. Nhưng lại gặp khó khăn trong việc trở thành người đứng đầu trong ngành của họ. Thay vì nhắm vào số lượng lớn, bạn nên tập trung vào một lượng nhỏ tệp khách hàng tiềm năng. Việc thu hẹp phạm vi như vậy sẽ biến sản phẩm của mình có lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Lấy ví dụ như bạn có thể kết hợp đam mê đan len với tình yêu của bạn với mèo. Và bắt đầu sự nghiệp đan-áo-cho-mèo của riêng bạn (chứ không phải cái gì cũng đan). Khách hàng của bạn là những con sen yêu mèo. Và họ đặc biệt yêu thích hoặc cần những chiếc áo len cho boss của họ.  

Thị trường ngách chuyên áo đan cho mèo
Thị trường ngách chuyên áo đan cho mèo. Nguồn ảnh Unsplash.

Trong trường hợp trên, người mà bạn đang nhắm đến là khách hàng thuộc vào một thị trường ngách (chỉ đan áo cho mèo).

Thị trường ngách là gì?

Thay vì bán hàng loạt mặt hàng cho hàng loạt khách hàng khác nhau, thị trường ngách tập trung vào nhóm đối tượng cụ thể (cho cá nhân hoặc doanh nghiệp). Nhóm đối tượng này có nhu cầu hay vấn đề nhất định. Và sẽ cần một hoặc một số sản phẩm dịch vụ chuyên biệt giúp giải quyết vấn đề hay nhu cầu của họ.

Niche marketing (tiếp thị trong ngách)

Niche marketing (tiếp thị trong ngách) là một phần trong quá trình chuyên môn hoá (sản phẩm dịch vụ của bạn). Khi marketing trong niche, bạn chỉ tập trung bán một hoặc một vài sản phẩm dịch vụ nhất định thay vì bán hàng loạt và đa dạng. Làm như vậy, bạn có thể tiết kiệm tiền. Doanh nghiệp của bạn cũng sẽ được tối ưu nguồn lực hơn. Bạn cũng sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn khi marketing tới đúng tệp đối tượng thuộc ngách của bạn.

Cách để thu lợi nhuận về túi là thông qua việc marketing và bán hàng (sales). Bán hàng trong thị trường ngách là cách để khác biệt so với đối thủ. Và bán hàng trong ngách giúp ích rất nhiều đến độ nhận diện thương hiệu của bạn. Khi độ nhận diện thương hiệu nhân rộng, doanh nghiệp sẽ có tầm ảnh hưởng đến tệp khách hàng rộng hơn. Và lẽ dĩ nhiên, nó giúp thu hút thêm khách hàng cho sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Lợi ích của thị trường ngách

Dù bạn muốn bắt đầu một doanh nghiệp mới toanh hay là mở rộng quy mô doanh nghiệp hiện có, thì niche marketing (tiếp thị trong ngách) vẫn là cách hữu hiệu nhất cho việc định vị thương hiệu của doanh nghiệp bạn.

Tối ưu nguồn lực hơn

Lợi ích của kinh doanh trong thị trường ngách: Việc sử dụng được tối ưu hơn.
Việc sử dụng được tối ưu hơn. Nguồn: unsplash

Marketing trong thị trường ngách đồng nghĩa với việc bạn có thể tiết kiệm đáng kể ngân sách của mình. Khi chỉ tập trung marketing cho nhóm nhỏ khán giả, bạn sẽ có thể tận dụng tối đa nguồn lực hiện có. Và giúp thu hút đúng tệp khách hàng phù hợp với sản phẩm của bạn nhất. 

Đi sâu vào ngách thì số lượng khách hàng cũng sẽ ít đi. Càng ít, bạn càng có thể đào sâu hiểu họ hơn và đặt họ đúng với giải pháp của bạn. Vì vậy bạn cực kỳ dễ dàng chuyển đổi họ. Và thậm chí khiến họ trở thành những khách hàng trung thành, ủng hộ bạn lâu dài.

Tạo thêm sự uy tín của doanh nghiệp trên mạng xã hội

Tăng uy tín trên mạng xã hội khi kinh doanh trong thị trường ngách.
Tăng uy tín trên mạng xã hội. Nguồn ảnh: Unsplash

Trên online, truyền miệng (word of mouth) được xem như một hình thức marketing hiệu quả và ít tốn kém. Khi người dùng sản phẩm thấy thích, họ sẽ giới thiệu cho bạn bè gia đình ủng hộ bạn.

Bằng việc đặt đúng chỗ sản phẩm dịch vụ của bạn cho người cần, bạn sẽ có thể khuyến khích họ truyền miệng. Đồng thời, bạn cũng nhận được những review tích cực từ họ.

Sức mạnh của khuyên dùng (recommendation) trên online có thể nâng doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới.

Giảm thiểu đáng kể tỉ lệ cạnh tranh

Đi sâu vào ngách càng độc nhất và ưu việt, bạn càng gặp rất ít đối thủ cạnh tranh.

Dù là vậy, bản chất của kinh doanh là giải quyết vấn đề của khách hàng. Nếu như bạn chọn ngách quá độc lạ, không thực tế, thì dù không có đối thủ cạnh tranh, bạn cũng sẽ khó tìm được một lượng khách hàng ổn định.

Tăng tỉ lệ trung thành của khách hàng

Khi phải chăm sóc ít khách hàng, bạn sẽ có thể nuôi dưỡng họ chu đáo hơn. Và bạn cũng có thể tạo ra những mối quan hệ thân tình, chất lượng với khán giả của mình. Khách hàng của bạn càng gần gũi, họ sẽ rất tin tưởng và muốn ủng hộ bạn lâu dài.


Nãy giờ thì Nhung cũng đã giúp bạn trả lời 2 câu hỏi là:

  • Thị trường ngách là gì?
  • Lợi ích của thị trường ngách?

Giờ thì hãy tham khảo các bước sau để xác định ngách cho doanh nghiệp của bạn.

Quy trình 5 bước tìm thị trường ngách

1. Đối chiếu với sở thích và đam mê của bạn

Cách để tìm thị trường ngách phù hợp với bạn là đối chiếu với sở thích, sở trường của bản thân.
Bạn có sở thích sở trường gì đáng tự hào không? Nguồn: Unsplash

Bạn có bất kỳ sở thích hay kỹ năng nào mà bạn giỏi không? Hãy dành chút thời gian để suy ngẫm và cân nhắc xem liệu chúng có thể trở thành niche tiềm năng của bạn không nhé?

Bên dưới là một số câu hỏi gợi ý để bạn có thể rõ ràng hơn:

  • Bạn có tài năng bẩm sinh nào không? Việc mà người ta cố gắng 2-3 lần mà bạn chỉ cần 1 lần là ra kết quả tương tự.
  • Trong thời gian rảnh rỗi bạn thường làm hoạt động gì? Như ví dụ ở trên, bạn có đan len lúc rảnh không. Hay với một số người, họ sẽ chọn nướng bánh, chụp ảnh, chỉnh ảnh, thiết kế template,…
  • Bạn bè, gia đình, đồng nghiệp có hay hỏi xin ý kiến của bạn về một lĩnh vực cụ thể không? Ví dụ bạn bè có hay nhờ bạn chỉ cách thao tác Photoshop không, đồng nghiệp có hay hỏi bạn về việc bạn thiền như thế nào không? Hay người yêu có hay hỏi bạn về luật pháp gì không?
  • Bạn thường giải quyết vấn đề bằng cách nào? Bạn thường đọc sách để tìm giải pháp, hay tìm thông tin trên blog/website khi muốn giải quyết bất kỳ vấn đề gì không? 
  • Bạn hứng thú và muốn học hỏi chủ đề gì? Nếu cảm thấy câu hỏi này quá rộng, hãy thử trả lời câu hỏi này thử xem: 20 video Youtube mà bạn xem gần đây nhất là gì? Kênh Youtube, Instagram, Facebook nào mà bạn hay subscribe, họ thuộc lĩnh vực gì, vì sao bạn mê họ và lĩnh vực của họ như thế? 

Hãy viết ra danh sách trả lời những câu hỏi trên để xác định ngách của bạn nhé.

2. Xác định vấn đề và nhu cầu của khách hàng

Khi bạn đã hòm hòm ra được một vài ý tưởng tìm ngách rồi, hãy nghĩ đến những vấn đề mà khách hàng mục tiêu của bạn hay gặp phải. Và tìm hiểu xem làm thế nào để biến đam mê và sở thích của bạn thành giải pháp cho những vấn đề ấy. Và làm sao để khiến cho giải pháp của bạn ưu việt hơn, độc và lạ hơn khiến họ phải xuống tiền (chỉ với bạn mà không phải với những người khác)?

Nghiên cứu khách hàng tiềm năng để xác định hành vi mua hàng của họ và những vấn đề họ hay gặp phải trong cuộc sống. Có nhiều công cụ (trả phí hoặc miễn phí) mà bạn có thể dùng để tìm hiểu chân dung khách hàng. Hiểu rõ tệp khách hàng trong ngách sẽ giúp bạn giải quyết đúng vấn đề hay nhu cầu của họ. Việc cung cấp đúng giải pháp cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đúng trao giá trị cho người đang cần.

Tham khảo ngay 5 cách tìm ý tưởng kinh doanh siêu lợi nhuận.

3. Nghiên cứu đối thủ

Trước khi dành công sức cho việc phát triển thương hiệu mới, bạn nên nghiên cứu đối thủ của mình. Bạn có thể có ý tưởng đột phá cho sản phẩm của mình, nhưng hãy đặt câu hỏi rằng: ngoài kia có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh với bạn?

Nói cách khác, việc nghiên cứu đối thủ là điều quan trọng không nên bỏ qua. Nếu bạn muốn xác định đâu là thị trường ngách phù hợp và có lợi thế cạnh tranh với bạn.

Hãy tham khảo các công cụ nghiên cứu đối thủ sau nhé:

Google Trends

Google trends tổng hợp các lượt tìm kiếm của người dùng trên mạng. Nó sẽ cho bạn biết số lần từ một khóa bất kỳ được tìm kiếm. Ví dụ bạn muốn biết xem có ai hứng thú với bói tarot không thì bạn có thể search từ khóa là “bói tarot” và chọn vùng “Việt Nam”.

Từ khóa “bói tarot” trên Google Trends.

Bạn có thể thấy trung bình mỗi tháng có 50 lượt tìm kiếm về bói tarot.

Answer the Public

Trang web này giúp bạn tổng hợp những cụm tự đi cùng với lĩnh vực chính bạn đang muốn nghiên cứu. Ví dụ bạn muốn kinh doanh sản phẩm liên quan đến thú cưng vì bạn yêu chó mèo. Bạn có thể search “pet” và chọn vùng lãnh thổ Việt Nam.

Từ khóa “pet” trên trang Answer the Public

Bạn sẽ thấy nó cho ra rất nhiều cụm từ đi cùng với Pet. Chúng được xếp dựa trên chữ cái ABC, các câu hỏi What, Why, When,…

Một lưu ý nhỏ là đây là trang tìm kiếm bằng tiếng Anh.

Ubersuggest

Ubersuggest cho phép các tài khoản miễn phí nghiên cứu tối đa 3 lượt một ngày.

Giao diện của Ubersuggest. Từ khóa “thú cưng” và lãnh thổ & ngôn ngữ Việt Nam.

Bạn có thể biết chính xác có 12 nghìn lượt tìm kiếm trong tháng.

Nhưng ở cột SEO difficulty là 65. Nghĩa là đây là một từ khóa cạnh tranh, khó lên được top 1 Google. Như vậy, nếu bạn chọn từ khóa này là một quyết định không khôn ngoan.

Bạn có thể kéo xuống và tham khảo các từ khóa liên quan đến từ khóa bạn đang tìm.

Bên dưới là các website hỗ trợ bạn nghiên cứu đối thủ:

Sử dụng những công cụ trên để tìm xem đâu là sản phẩm mà người tiêu dùng tìm kiếm. Và xem xem liệu rằng doanh nghiệp mới của bạn có thể làm tốt hơn không.

Vì sao phải nghiên cứu đối thủ?

Bạn hãy thử đóng vai người dùng và lên Google tìm kiếm một món gì đó định mua. Ví dụ người dùng muốn mua máy rửa bát. Họ có thể tìm “máy rửa bát”, “máy rửa bát gia đình”, “máy rửa bát tầm giá 3 triệu”.

Sau khi nhấn enter, họ sẽ có xu hướng đọc 3-5 bài đầu tiên hiện ra trên trang nhất Google.

Một trong những yếu tố khiến những bài đầu tiên này được đặt ở vị trí cao như vậy là do nội dung họ viết rất hấp dẫn.

Việc bạn đọc bài và xem xem đâu là điểm khiến đối thủ của bạn thu hút người tiêu dùng. Bạn sẽ học hỏi được ở họ và có thể suy nghĩ cách để là tốt hơn.

Đó là quy trình để bạn nghiên cứu đối thủ và tìm ý tưởng cho thị trường ngách của mình.

4. Xác định ngách và khả năng sinh lời của nó

Nếu bạn đã đầu tư nguồn lực và thời gian của mình vào doanh nghiệp mới này, hãy chắc chắn nó có khả năng sinh lời cho bạn. Sau đây là một số yếu tố nên cân nhắc trước khi “chốt” ngách kinh doanh của bạn.

  • Chân dung khách hàng
  • Giá trị khách hàng (customer value) là sự hài lòng của khách hàng khi trải nghiệm hoặc mong đợi được trải nghiệm.
  • Sự quan tâm của khách hàng
  • Chất lượng sản phẩm
  • Giá cả.

Ý tưởng của bạn có thể sinh lời nếu bạn nghiên cứu thị trường và khám phá ra những sản phẩm tương tự nhưng không mấy công ty đang bán chúng. Xem xét giá cả sản phẩm của đối thủ của bạn để bạn có thể set giá cạnh tranh hơn. Dưới đây là một số nguồn:

Chúng sẽ hữu ích trong quá trình xem xét giá cả của đối thủ. Và xác định giá cả cho sản phẩm và dịch vụ của bạn.

5. Test thị trường và sản phẩm

Cách hiệu quả nhất để biết ý tưởng ngách của bạn có khả thi hay không là test thị trường.

Bạn tung ra thị trường sản phẩm dịch vụ của bạn với quy mô nhỏ. Bạn có thể tạo một website đơn giản (miễn phí hoặc có trả phí tương đối khoảng 3-5 triệu) hay một trang bán hàng (landing page) để giới thiệu và bán thử sản phẩm của mình.

Cách để thu hút một lượng khách ghé thăm trang web của bạn.

Sau khi nghiên cứu và nắm rõ tệp khách hàng của mình là ai, có nhu cầu gì, bạn hãy viết content bổ ích và mang chúng đi chia sẻ cho các hội nhóm, cộng đồng trên mạng xã hội – nơi mà khách hàng tiềm năng của bạn đang “trú ngụ”. Đồng thời hãy tạo ra phễu quà tặng để thúc đẩy độc giả ghé thăm website của bạn hơn. Bạn trao cho họ giá trị trước, họ sẽ tin tưởng và ủng hộ bạn thôi.

Đối với học viên tham gia khoá học của Nhung

Các bạn sẽ được làm một bài tập tìm niche. Các bạn sẽ lên một kế hoạch chi tiết lợi nhuận dự tính, chi phí bỏ ra, các kênh marketing,… Vì Nhung có kinh nghiệm hơn 10 năm quan sát thế giới kinh doanh trên online, Nhung cũng sẽ dựa vào bản kế hoạch chi tiết khi học viên tìm ngách, để xem xét chúng có khả thi hay không rồi mới duyệt cho học viên tiến hành xây kênh và bán hàng.

Nếu như test ra không như mong đợi, đừng vội từ bỏ ý tưởng ấy. Hãy quay về và tìm hiểu xem đâu là lỗ hổng cần được cải thiện để nâng cao sản phẩm hoặc chiến dịch marketing của bạn hơn. Bạn có thể phân tích các số liệu trên website của mình hoặc là khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng sau đó quay về chỉnh sửa content hay chiến dịch marketing cho phù hợp.

Đây là quy trình đảm bảo thành công 100% mà Nhung hay chia sẻ. Bạn có thể tìm xem lại ở đây.

Nếu vẫn còn mơ hồ không biết một ngách kinh doanh trên thực tế sẽ như thế nào. Hãy tham khảo một vài ví dụ bên dưới nhé.

Ví dụ về ngách kinh doanh

1.Georgetown Cupcake: Tiệm bánh chỉ bán duy nhất bánh cupcake

Sau khi nghỉ việc ở công ty, chị em Katherine Kallinis Berman và Sophie Kallinis LaMontagne đã quyết định theo đuổi đam mê nướng bánh và mở tiệm bánh có tên là George Cupcake.

Không như những tiệm bánh thông thường khác thường bán cả bánh ngọt lẫn những món kẹo ngọt khác. Tiệm bánh George Cupcake chỉ bán duy nhất một sản phẩm là cupcake và hai chị em chủ tiệm đã có thể chuyên tâm tạo ra công thức chuẩn đét vì họ chỉ cần tập trung vào một loại sản phẩm duy nhất (bánh cupcake).

2.The Container Store: Một cửa tiệm chỉ chuyên bán hộp chứa đồ.

Thay vì bán hàng loạt những món đồ dùng gia đình như nội thất, vải hay là các bức tranh nghệ thuật trang trí nhà. Cửa hàng The Container Store chỉ tập trung bán các thể loại hộp đựng đồ – các hộp đựng đồ lớn nhỏ để người dùng trữ và sắp xếp đồ dùng của họ. Tất nhiên là khách hàng có thể đến một cửa hàng tiện lợi nào đó để mua hộp đựng đồ, nhưng khả năng cao là họ khó có thể tìm được một cái hộp đúng kích cỡ và màu sắc để fit với không gian trong nhà hoặc tạo điểm nhấn cho tủ chén nhà họ. Cửa hàng The Container Store giải quyết được vấn đề đó và đã thu lợi rất tốt trong thị trường này.

3. Drybar: Một salon tóc chỉ cung cấp dịch vụ sấy tóc, không cắt hay nhuộm gì cả.

Thay vì bán dịch vụ cắt tóc, dịch vụ của salon Drybar chỉ gói gọn trong việc sấy khô tóc và tạo kiểu tóc. Để khách hàng có nhiều lựa chọn, tiệm salon này cung cấp một vài option tạo kiểu tóc. Điều Drybar tự hào nói và khiến họ khác biệt là “Chúng tôi dựa trên khái niệm đơn giản của việc tập trung vào một thứ và biến thứ ấy trở nên vĩ đại: Sấy tóc”

4. SoulCycle: Một phòng studio tập thể dục chỉ cung cấp loại hình đạp xe trong nhà.

Phòng tập SoulCycle chỉ chuyên tổ chức các lớp học đạp xe kéo dài 45 phút. Cái khiến họ khác biệt so với những phòng tập khác là họ chỉ chuyên cung cấp bộ môn đạp xe thôi. Các studio thể dục khác không thể bì được với cộng đồng những người chuyên đạp xe ở SoulCycle, những người mà dành hàng giờ để tập luyện và kết nối với nhau mỗi tuần.

5. Ties.com: Một cửa hàng thời trang chỉ bán phụ kiện cho đàn ông.

Trong thị trường thời trang nam rộng lớn, cửa hàng Ties.com “đứng ra một góc riêng” vì chỉ chuyên bán phụ kiện cho nam ví dụ như cà vạt, tất, khăn túi (dùng với áo vest), ví. Vì sản phẩm của họ chiếm một phần nhỏ trong ngành công nghiệp thời trang nam, nên họ khác biệt với đối thủ của mình bằng việc tạo ra những món phụ kiện độc đáo và chất lượng cao.

6. Dorm mom: Dịch vụ giặt là chỉ phụ vụ sinh viên.

Thay vì phục vụ cho đại đa số người dùng có nhu cầu dọn nhà, khách hàng trong ngách của Dorm Mom là các bạn sinh viên cao đẳng đại học. Dịch vụ này chuyên dọn dẹp phòng ký túc xá và cung cấp dịch vụ giặt là.

7. Kirrin Finch: Brand quần áo cho người thuộc cộng đồng LGBTQ+

Kirrin Finch là thương hiệu thời trang của Kelly và Laura Moffat. Họ chuyên cung cấp cho cộng đồng LGBTQ 2 mặt hàng chính là suit may riêng theo số đo và áo sơ mi chuyên dụng cho đám cưới, đi làm công sở hoặc những dịp cần mặc đồ lịch sự.

Hieu Tran
Hieu Tran

Hello mọi người, mình là Híu. 🌼

Mình hay gọi đây là ngôi nhà website của mình - một nơi để mình viết về Phát triển bản thân và Thu nhập online ở độ tuổi GenZ. 🌷

Trong quá trình bạn có dịp xem qua những bài viết hay, khiến bạn tâm đắc của mình. Thì đó là quá trình mình nỗ lực rèn luyện viết cả chục thậm chí cả trăm bài trước đó của mình đấy! Nên là nếu bạn cũng là người viết như mình thì mình muốn nhắn nhủ rằng hãy kiên trì lên nhé! 🎄

Mong là bạn nhận được chút giá trị nhé. 🔥

Articles: 30

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *