👩🏻‍🎓 10 kỹ năng cần thiết cho sinh viên năm nhất để chuẩn bị tốt cho 4 năm đại học 🔥

Học đại học có lẽ nhiều hơn việc đến lớp, nghe giảng, ghi bài và làm kiểm tra cuối kì. Bạn cần trang bị nhiều kỹ năng hơn nữa để sẵn sàng cho 4 năm học đại học sắp tới và xa hơn là vững vàng để bước ra đời.

Với kinh nghiệm của một sinh viên năm 2, mình xin chia sẻ cho những bạn tân sinh viên 10 kỹ năng này để chuẩn bị thật tốt cho những năm đại học phía trước nhé.

Bài này Híu viết về:

  1. Tự tin phát biểu
  2. Trách nhiệm hơn
  3. Tập quản lý cuộc sống cá nhân
  4. Viết email
  5. Làm việc nhóm
  6. Học tập độc lập
  7. Tư duy phản biện
  8. Học hiệu quả
  9. Thông thạo công nghệ
  10. Xác định những dự định của bản thân
  11. Bonus điều thứ 11

1. Tự tin khi phát biểu trước mọi người: 🗣

Dù cho trước đây ở trung học bạn là một học sinh không bao giờ giơ tay phát biểu và “tự hào” vì mình sống sót qua 12 năm mà chưa bao giờ giơ tay lên phát biểu lần nào. Lên đại học hãy tập mạnh dạn phát biểu trước lớp nhé.

via GIPHY

Vài ba lần đầu, việc này sẽ khó khăn và không quen. Nhưng đây là một kỹ năng cần thiết. Vì nó giúp:

  • Bản thân bạn mạnh dạn hơn sau vài lần phát biểu
  • Thầy cô có thiện cảm với bạn hơn (tốt cho điểm số của bạn đấy)

Kỹ năng này và kỹ năng truyền đạt ý tưởng cũng vô cùng quan trọng. Vì kỹ năng diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác càng mạch lạc thì chứng tỏ cuộc trò chuyện ấy hiệu quả, và kỹ năng tự tin phát biểu trước mọi người cho bạn cơ hội để master và thành thạo dần kỹ năng kia hơn.

2. Trách nhiệm hơn 💪🏻

Lên đại học hẳn là sẽ có những bạn sống xa gia đình và tự lập.

Vậy thì đó là cơ hội tốt để bạn:

  • Tự đi siêu thị, tập nấu những món ăn đơn giản cho bản thân
  • Thức dậy đúng giờ, đến lớp đúng giờ
  • Hoàn thành các bài tập, dự án mà thầy cô giao
  • Tự giặt giũ, là ủi, sinh hoạt mà không cần sự hỗ trợ của người lớn
  • Tự dọn dẹp phòng ngủ, toilet.

Ban đầu có lẽ sẽ vất vả đấy, nhưng dần sẽ quen. Không những thế bạn còn có thể trưởng thành hơn rất nhiều, quăng đi đâu cũng sống được. 👍🏻

via GIPHY

Những ai vẫn ở với bố mẹ thì vẫn cố tự lập và trách nhiệm hơn nhé, đừng dựa dẫm vào bố mẹ như hồi cấp 3 nữa.

3. Quản lý những khía cạnh trong cuộc sống 📝

Hùi năm mình 18 tuổi, mình đã tự mang hồ sơ đi nộp vào đại học đấy. (qué tự hàoo 🥳)

Vào đại học cũng là lúc bạn cần có trách nhiệm với bản thân, quản lý tốt những thứ xoay quanh mình như:

  • Tự book lịch gặp bác sĩ, nha sĩ, hay bất kỳ tư vấn viên nào.
  • Tự đề ra kế hoạch chi tiêu hằng tháng sao cho hiệu quả với số tiền bố mẹ cho.
  • Hay cũng tự đặt lịch thi IELTS, tự đi công chứng những giấy tờ cần thiết

👍🏻 Bước vào ngưỡng cửa đại học là khoảng thời gian đẹp để bắt đầu học cách quản lý tốt bản thân đấy.

via GIPHY

4. Kỹ năng viết mail 📩

Khác với phạm vi “nhỏ gọn” như hồi cấp 3, ở trong môi trường đại học, bạn sẽ phải trao đổi những vấn đề của bản thân với nhiều người hơn. Như thầy cô giáo sư hay staff trong những bộ phận hỗ trợ học thuật, hỗ trợ tâm lý và sức khoẻ tinh thần, hỗ trợ thực tập và tìm việc, hay nhân viên trong thư viện.

Bạn cần biết cách viết mail sao cho hiệu quả và lịch sự, trình bày rõ ràng và logic. Chứ không thể như nói chuyện với bạn bè suồng sã được.

Viết mail chuyên nghiệp cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt giáo viên hơn, từ đó họ cũng có thiện cảm với bạn hơn. Và hiển nhiên rồi, giáo viên mà có tình cảm với bạn thì điểm số cũng sẽ được chấm nhẹ tay hơn rất nhiều, thậm chí họ còn giới thiệu bạn đến những tập đoàn tốt khi bạn đi thực tập.

via GIPHY

5. Kỹ năng làm việc nhóm 👯‍♀️

Đây là kỹ năng quan trọng sinh viên cần biết. Vì không phải sinh viên không, khi ra trường trở thành nhân viên đi làm, kỹ năng này cũng cần thiết trong công việc.

Làm việc nhóm cũng cần làm những việc như:

  • Phát biểu ý kiến: đây là điều cần thiết nhé, hãy chủ động xây dựng và đóng góp khi làm việc nhóm. Những thành viên còn lại sẽ ấn tượng và thích làm việc cùng bạn hơn ở những dự án sau. Mình thấy quen phát biểu rồi thì chỉ có lợi chứ không có hại đâu.
  • Phân công nhiệm vụ và đôn đốc nhau làm việc,
  • Biết cách đặt ra deadline của riêng mình trước deadline chung của nhóm.
  • Học cách deal với mấy thím vô trách nhiệm khi làm nhóm.

Có lần mình làm nhóm đôi với một bạn tên C, bạn í lười dữ lém. Hồi đó tụi mình phải viết 1 bài luận dài 1000 chữ, bạn í để mình viết hết chơn lun =)). Lúc đầu phân đôi bài ra cuối cùng mình viết full HD luôn.

via GIPHY

Mình rất tức bạn í vì ko đóng góp gì, nhưng mà mình cố nhịn nhịn nhịn. Mình rào rú với bạn của mình, than thở với bạn co-founder, tâm sự với ba mẹ là “tao/con sẽ méc thầy.” Nhưng ba mình bảo là “thui méc chi, con làm nhìu thì học đc nhìu.”

Nghe vậy rồi thôi, nhưng mà mình lúc nào cũng niệm chú “nam mô a di đà phật, không đc méc thầy ko đc méc thầy” 🤣

Nói vậy thui, xu cà na gặp mấy đứa chán đời thì bạn cứ coi như cho bản thân cơ hội để “học nhiều hơn”, học phần của đứa còn lại luôn.

Nhưng nên để nó xảy ra ít thui. Kỳ đầu năm đầu coi như xé nháp, nhưng những kỳ sau hãy lanh tay lanh chân tìm teammate xịn nhé. Điểm số, sức khoẻ tinh thần cũng cần được bảo vệ mà nhỉ.

6. Kỹ năng học tập độc lập ⌨️

Nếu giỏi kỹ năng làm việc nhóm thì kỹ năng học tập và làm việc độc lập cũng cần thiết.

Sẽ có những bài tập (assignment) là bài viết một mình, thường là bài luận cá nhân. Bạn cần biết cách:

  • Canh giờ và bắt đầu sớm. Vì có một số trường hợp assignment giao từ đầu kỳ và giáo viên sẽ không nhắc lại hoặc nhắc rất trễ. Bạn cần chủ động canh thời gian để bắt đầu viết luận, làm assignment sớm hơn.
  • Biết cách tìm thông tin trên các trang báo khoa học, đánh giá paper (bài viết học thuật) như thế nào, cách cite (trích) nguồn và cách trình bày canh dòng, size chữ trên file, cách paraphrase.
  • Luôn biết cách giải quyết những vấn đề liên quan đến file, nội dung bài luận.

Mình có viết chi tiết 7 bước để bắt đầu viết luận. 👈 Bạn tham khảo thử nhé.

7. Tư duy phản biện (Critical-thinking) 🧠

Nghe rất lạ lẫm và hàn lâm, nhưng tư duy phản biện có thể hiểu đơn giản là giáo viên không còn đưa ra một fact và bạn phải học thuộc vô lớp trả bài nữa.

Mà sẽ là những buổi thảo luận, tìm ra vấn đề, phân tích, đánh giá thông tin. Mình thấy nó nhiều não hơn việc là nghe hiểu một thông tin như hồi cấp 3.

Túm lại, khi bạn tiếp thu một thông tin, bạn không chỉ tiếp nhận là xong, phản biện là việc bạn đặt ngược lại câu hỏi liệu rằng nó có đúng như vậy không? Và đi tìm câu trả lời, hoặc là để củng cố cho thông tin ấy, hoặc là có một góc nhìn khác về thông tin ấy.

via GIPHY

8. Kỹ năng học tập hiệu quả 📘

Đơn giản là những gì bạn đã thông thạo trong 12 năm học trước:

  • Sắp xếp thời gian biểu
  • Ghi bài (note-taking) sao cho hiệu quả
  • Thuộc bài
  • Làm quen với những từ ngữ học thuật
  • Học cách đọc tài liệu sao cho hiệu quả (vì lên đại học bị giao tài liệu đọc nhiều lém khùng lun)
  • Chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Nếu trước đây khả năng học của bạn còn bị giới hạn, thì đây là lúc bạn cần chủ động tra google những thắc mắc của mình nhiều hơn để chuẩn bị vào lớp tốt hơn.

9. Kỹ năng thông thạo công nghệ 💻

Kỹ năng này thì liên quan đến máy tính và mạng. Thật ra GenZ tụi mình không cần lo về điều này nhỉ.

Nhưng cứ bỏ ra vài giây, vài phút khám phá một số nền tảng giao tiếp online như MS Teams, Zoom,…

Hay thuyết trình thì dùng powerpoint như thế nào, xuất file, chuyển đổi file PDF sang word và ngược lại như thế nào.

Hay mình thường take note vào ứng dụng OneNote (một số ứng dụng tương tự như Notion, Evernote, Google Docs,…) tại vì note trên máy tính nó ko giới hạn, cuốn tập có thể dài thòng lun hehe.

Mình nghĩ những điều này cũng đơn giản thui nhỉ.

10. Xác định những dự định cho bản thân 🎯

Không cần phải rõ ràng và chắc chắn với goal của mình ngay từ đầu. Bạn cứ thả lỏng cho mình trải nghiệm dần, quen bạn mới, quen giáo sư, giảng viên mới, lắng nghe câu chuyện và định hướng của họ. Nếu được inspired thì có thể đặt nó làm goal cho mình.

Mình chỉ muốn bạn nhớ là luôn ghi nhớ trong đầu là bản thân cần có những dự định riêng của mình. Không còn đơn giản là những chuỗi ngày lên lớp ngồi học và ôn thi nữa. Bạn cần tìm hiểu sau này bạn muốn cuộc sống bạn như thế nào, gần hơn xíu là công việc sẽ là gì, cuối cùng là mình cần trang bị những kỹ năng gì để làm tốt công việc đó.

via GIPHY

4 năm đại học vừa dài mà cũng vừa ngắn. Nó sẽ đủ lâu để những ai có định hướng cho tương lai chuẩn bị dần, cũng đủ thời gian cho những ai bắt đầu muộn. Nhưng nếu bạn vô tư skip 4 năm này mà không nghĩ đến tương lai thì khi ra trường mình nghĩ sẽ chật vật lắm đấy. Nên là hãy luôn lưu ý trong đầu rằng luôn phải reflect lại xem goal của mình là gì nhé.

👉 Ví dụ mình có một người thầy được học bổng đi Úc học và GPA của thầy đc 4.0 kiểu thành tích siêu khủng và bây giờ thầy về làm giáo viên trường quốc tế xịn xò. Mình thấy bản thân mình cũng có mong muốn tương tự thì mình đặt việc đi du học thạc sĩ, tiến sĩ ở Úc làm goal của mình.

Hay đặt mục tiêu tham gia 2 câu lạc bộ mình yêu thích, một câu lạc bộ là giúp bản thân năng động hơn và mở mang đầu óc cũng như networking hơn như:

  • Tổ chức sự kiện,
  • Câu lạc bộ marketing,
  • Câu lạc bộ hùng biện,
  • Hay như mình là câu lạc bộ văn hoá Nhật Bản chẳng hạn.

Còn clb thứ 2 là để phát triển thể chất như các câu lạc bộ thể thao thì cũng hay.

via GIPHY

Miễn là join vào và cảm thấy mình thuộc về 1 cộng đồng nào đó cùng sở thích, lâu lâu góp tiền đi ăn, đi xem phim chia sẻ quan điểm với nhau cũng là một trong những mong muốn của mình khi tham gia clb.

Còn điều thứ 11 nữa…

Còn một điều nữa mình không nghĩ nó là kỹ năng nhưng biết thì cũng tốt thui đó là “Chấp nhận sự khác biệt, đa dạng của các sinh viên khác”.

Lên đại học rùi thì sẽ có cơ hội gặp nhiều bạn bè hơn. Họ sẽ đến từ nhiều vùng miền hơn, thuộc nhiều dân tộc hơn, khác cả cả xu hướng tính dục và điều kiện kinh tế gia đình nữa. Mình cần chấp nhận sự khác biệt của họ.

Đi học đại học cũng là cơ hội để học từ những văn hoá khác nhau mà nhỉ.

☁️ Mong là những bài kỹ năng này sẽ cho bạn một sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn, biết mình cần làm gì hơn trong những năm tới nhé. ☁️

Hiu Hiu

Hieu Tran
Hieu Tran

Hello mọi người, mình là Híu. 🌼

Mình hay gọi đây là ngôi nhà website của mình - một nơi để mình viết về Phát triển bản thân và Thu nhập online ở độ tuổi GenZ. 🌷

Trong quá trình bạn có dịp xem qua những bài viết hay, khiến bạn tâm đắc của mình. Thì đó là quá trình mình nỗ lực rèn luyện viết cả chục thậm chí cả trăm bài trước đó của mình đấy! Nên là nếu bạn cũng là người viết như mình thì mình muốn nhắn nhủ rằng hãy kiên trì lên nhé! 🎄

Mong là bạn nhận được chút giá trị nhé. 🔥

Articles: 30

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *